Mua phải đồ ăn trộm thì xử lý thế nào ?

cách mà người thông minh trộm điện sẽ như thế nào, cách làm đồng hồ quay chậm, phát hiện trộm điện
cách mà người thông minh trộm điện sẽ như thế nào, cách làm đồng hồ quay chậm, phát hiện trộm điện

Kính chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi: Ông X bán cho tôi một tủ lạnh, theo lời ông ta thì đó là máy mới. Về sau, công an bắt ông ta về tội trộm cắp tài sản, chiếc tủ lạnh đó là đồ ăn cắp. Vậy tôi mua phải đồ ăn trộm thì có phạm pháp không ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Thái An. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:

1. Mua phải đồ ăn trộm có phạm pháp hay không?

Khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

  Chứng ăn cắp vặt

Khi bạn mua chiếc tủ lạnh từ ông X, bạn không biết đây là tài sản do phạm tội mà có nên theo quy định tại khoản 1 Điều 250 nêu trên, việc bạn mua phải đồ ăn trộm đó không vi phạm pháp luật hình sự. Trong vụ việc này, việc bạn mua chiếc tủ lạnh là đồ ăn trộm sẽ được giải quyết theo pháp luật dân sự.

2. Khi mua phải đồ ăn trộm thì hợp đồng mua bán có vô hiệu hay không?

Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015), hợp đồng vô hiệu khi thuộc các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 123 đến Điều 133 của BLDS 2015.

Điều 127 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối như sau:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

  Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng phải làm gì?

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”

Ông X đã cố ý nói với bạn rằng chiếc tủ lạnh là máy mới, khiến bạn tin tưởng và xác lập hợp đồng mua bán với ông ta. Trường hợp này có thể xác định giao dịch dân sự giữa bạn và ông X là giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối theo quy định tại Điều 127 nêu trên. Điều 131 BLDS 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm giao dịch xác lập và các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do vậy, bạn có thể yêu cầu ông X hoàn trả lại cho bạn số tiền bạn đã bỏ ra để mua chiếc tủ lạnh.

  Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con gái, mẹ tức giận mắng là "tên trộm" nhưng rồi phải hối hận

Đối với chiếc tủ lạnh, do đây là đối tượng của tội trộm cắp tài sản nên cơ quan công an sẽ xử lý, trao trả lại cho người bị mất.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mua phải đồ ăn cắp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ pháp lý kịp thời.

Bạn cũng có thể xem trang Tư vấn luật dân sự để có thêm rất nhiều thông tin bổ ích.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Bạn đang xem bài viết: Mua phải đồ ăn trộm thì xử lý thế nào ?. Thông tin do Ask Law chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Related Posts

Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng phải làm gì?

các thủ đoạn ăn cắp điện rất tinh vi mà nhiều người không biết các thủ đoạn ăn cắp điện rất tinh vi mà nhiều người không…

Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con gái, mẹ tức giận mắng là “tên trộm” nhưng rồi phải hối hận

Cách dạy con khi ăn cắp Tiền – Kỹ năng sống @Trần Hoàng Minh Cách dạy con khi ăn cắp Tiền – Kỹ năng sống @Trần Hoàng…

Chứng ăn cắp vặt

Ăn trộm tiền phải sám hối thế nào để tiêu nghiệp khi người bị trộm đã mất Ăn trộm tiền phải sám hối thế nào để tiêu…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *